Giỏ hàng

TocoToco và hành trình khai thác giá trị nông sản Việt

Thương hiệu trà sữa TocoToco hành trình và công cuộc “giải cứu nông sản” của Việt Nam. Các vùng nông nghiệp và khai thác giá trị nguồn nông sản đầy tiềm năng của quê nhà, tạo ra nguồn “cầu” ổn định trên thị trường”. Đơn cử trong ngành “kinh doanh dịch vụ đồ uống”, thương hiệu trà sữa TocoToco đã tiên phong trong việc sử dụng nguồn nông sản Việt. Trà xanh, sắn hay các vùng trái cây đều là những nông sản quý và tiềm năng của Việt Nam, TocoToco đang hướng tới mang đến sản phẩm hương vị “thuần việt”. 

Nếu so sánh thời điểm trước và sau giải phóng có thể dễ dàng nhận thấy: Việt Nam hiện nay không còn là một đất nước thuần túy nông nghiệp nữa mà dần trở thành Quốc Gia phát triển theo hướng Công – Nông nghiệp. Điều này đã chứng minh nguồn nông sản Việt dường như được nâng lên một tầm cao mới và đứng ở vị thế chắc chắn trên thị trường Quốc Tế. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để ngành sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa, đồng thời tạo ra nhiều nguồn nông sản “độc nhất vô nhị” đây cũng được xem là  bước đột phá khác biệt so với những thời kỳ trước kia. Trong đó điển hình phải kể đến là ngành Công nghiệp “ẩm thực và lĩnh vực kinh doanh đồ ăn uống” – một mảnh đất màu mỡ cho việc luân chuyển nguồn nông sản Việt tại thị trường trong và ngoài nước. Với thì một số mặt hàng đã được coi là “thế mạnh” của Việt Nam có thể kể đến như: Trà xanh, sắn dây và trái cây.

Hàng năm, các mặt hàng nông sản đều chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao và đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế Đất nước và theo thống kê gần đây nhất ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2018 đạt 29,54 tỷ USD trong đó nông nghiệp tăng 2,81%.

Trà xanh – tinh túy từ hương vị Việt

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam được xem là Quốc gia sản xuất trà xanh lớn thứ 7 và xuất khẩu trà đứng thứ 5 trên toàn cầu. Thật ra, thương hiệu trà xanh Việt Nam rất được lòng những người “sành trà” không chỉ trong nước mà còn vươn xa khắp thị trường Quốc Tế. Tại một số Quốc Gia ở Châu Âu, người ta nhắc tới trà Việt như một đặc sản và một biểu tượng cho nền văn hóa đáng tự hào. Các sản phẩm trà nổi tiếng của Việt Nam phải kể đến: Shan tuyết, Ô Long, trà Tân Cương.

Trong đó nói riêng về trà Ô Long, người tiêu dùng dường như đánh giá khá cao về mùi vị đặc trưng của những tách trà Ô Long nguyên chất. Đây là loại trà được trồng phổ biến tại Lâm Đồng – Cái nôi sản sinh cho những danh trà thượng hạng.

Những lá trà được chọn lựa bắt buộc phải đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào quy trình điều chế nghiêm ngặt nhằm tạo ra những giọt trà đậm vị và thơm ngon. Sau khi chế biến, trà Ô long sẽ có dạng tròn mịn, màu xanh và mùi thơm đặc trưng. Trà Ô Long chuẩn sẽ có vị đắng, ngọt dịu và thanh mát. Nước trà nhìn thoáng qua có màu xanh lá non nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận ra màu vàng óng tinh tế. Điểm đặc biệt ở Trà Ô Long chính là: quá trình lên men độc đáo và thú vị. Nếu có dịp trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất trà Ô long chính hãng bạn sẽ nhận thấy dường như khâu chế biến luôn được chú ý tối đa để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của những lá trà tươi xanh. Ngoài việc hữu dụng cho quá trình giảm cân, trà Ô Long còn có ích trong việc phòng ngừa các loại bệnh nguy hiểm như ung thư, loãng xương và đặc biệt hỗ trợ bảo vệ tim mạch rất hiệu quả. Nếu như trà Ô Long nguyên chất khó uống thì bạn có thể thưởng thức mùi vị trà Ô Long thông qua các loại Trà sữa có nguồn nguyên liệu đặc trưng này.

Dâu tằm Đà Lạt

Trước đây, người dân Đà Lạt (phổ biến ở Lâm Đồng) đã sớm để ý đến cây dâu tằm với loại quả chín mọng khi về mùa. Mỗi quả dâu tằm đến độ chín là sự kết tinh dưỡng chất từ đất đỏ bazan Lâm Đồng trong những ngày khí hậu mát mẻ, ôn hoà, được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, chế biến thành nhiều loại đồ uống thơm ngon. Nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía, những người trồng dâu tằm đã khiến Đà Lạt trở thành vùng nguyên liệu nổi tiếng của loại trái mọng đỏ này.

Dâu tằm Đà Lạt khi chín có màu đỏ hoặc đen, ăn mềm có vị chua dịu và đặc biệt chứa rất nhiều nước, do vậy được thường được dùng để chế biến nước giải khát và làm mứt dâu tằm. Mặc dù là một loại quả dân dã nhưng dâu tằm lại ẩn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng và có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống Oxy hóa, kiểm soát đường huyết và tăng cường đề kháng cơ thể hiệu quả.

Sắn Việt – Xuất khẩu tỷ đô và đứng thứ 2 thế giới

Theo thông tin từ Hiệp hội Sắn Việt Nam (HHSVN), kim ngạch xuất khẩu sắn và các chế phẩm từ sắn Việt Nam tính từ năm 2013 đến nay bình quân đã đạt trên 1 tỷ USD-đã đứng thứ 2 trên thế giới, điều này đã cho thấy sắn là nguồn nông sản đầy tiềm năng của Việt Nam.

Hiện nay, bột sắn được sử dụng rất nhiều vào ngành công nghiệp thực phẩm bởi những công dụng bất ngờ của nó. Bột sắn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện cân nặng, chống oxy hóa và đặc biệt có khả năng củng cố sự chắc khỏe của xương, khớp.

Nhận thấy tiềm năng và giá trị dinh dưỡng từ bột sắn dây. Trong kinh doanh đồ uống, bột sắn được sử dụng để làm ra trân châu, một thức ăn kèm (topping) rất phổ biến trong giới ẩm thực và được hầu hết giới trẻ yêu thích và đánh giá cao. Một số thương hiệu nổi tiếng trong nước đã biết cách khai thác triệt để công dụng của bột sắn bằng cách làm trân châu và tẩm thêm mật ong để gia tăng hương vị và sự hấp dẫn ngọt ngào cho nhiều khách hàng.

Nguồn nông sản Việt chưa được quan tâm và khai thác đúng mức

Mặc dù nông sản Việt có giá trị rất dồi dào nhưng chưa được quan tâm và khai thác đúng mức, dẫn đến nhiều tình trạng “giải cứu” nông sản đã xảy ra trong thời gian gần đây. Tình hình khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam rất ưu ái cho sản xuất nông nghiệp, vậy nên khi có một mặt hàng tiềm năng xuất hiện, người dân thường tập trung sản xuất mặt hàng đó để thu lợi nhuận, dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu trên thị tường, khiến cho nông sản rơi vào tình trạng buộc phải giải cứu. Về việc xuất khẩu, nông sản Việt đã đạt chất lượng tối ưu, tuy nhiên muốn đạt được sự tăng trưởng vượt bậc thì lại cần phải thêm nhiều yếu tố khác, mà hiện tại Việt Nam còn thiếu: Mẫu mã bao bì, phương thức quảng bá sản phẩm (marketing) và một nguồn “cầu” ổn định.

Để có thể phát huy và khai thác triệt để giá trị của nguồn nông sản Việt, người dân cần phải cải thiện cách thức canh tác và sản xuất, đồng thời sử dụng máy móc hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, các cơ quan ban ngành cần tổ chức nhiều chương trình khuyến nông hơn để có thể cho người dân tạo ra các vùng nguyên liệu, đáp ứng được việc xuất khẩu lớn khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, các chương trình quảng bá nông sản như tổ chức hội chợ nông nghiệp cũng là điều vô cùng cần thiết.

Nhằm tạo ra niềm tin và động lực cho bà con an tâm sản xuất lâu dài, Việt Nam cần thiết phải tìm ra phương án làm thế nào để “thầu tối đa các vùng nông nghiệp và  khai thác triệt để giá trị nguồn nông sản đầy tiềm năng của nước nhà, tạo ra nguồn “cầu” ổn định trên thị trường”. Đơn cử trong ngành “kinh doanh dịch vụ đồ uống”, thương hiệu trà sữa TocoToco đã tiên phong trong việc sử dụng nguồn nông sản Việt. Tại TocoToco, nhà sáng lập và các chuyên gia đã bắt tay tìm kiếm các vùng nguyên liệu trên khắp Việt Nam như trà xanh, sắn dây và nhiều vùng trái cây lớn như Đà Lạt để tạo ra những đồ uống chất lượng mang đậm hương vị Việt, hành trình này đã đóng góp một phần rất lớn vào công cuộc “giải cứu nông sản” của Việt Nam.














back-top
Cảm ơn bạn đã Ứng tuyển. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất
OK